Tin tức
Tổng phân tích tế bào máu cho ta biết những gì về sức khỏe?
- 04/04/2020 | Tầm quan trọng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
- 15/08/2020 | Bác sĩ hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số Tổng phân tích tế bào máu
- 15/08/2020 | Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
1. Tổng quan về xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bao gồm 32 loại chỉ số, có tác dụng kiểm tra, đánh giá tổng quan sức khỏe của người bệnh, giúp phát hiện ra các bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng máu hoặc các bệnh liên quan đến máu khác.
Sau khi máu được lấy ra khỏi cơ thể sẽ được kỹ thuật viên đưa vào ống nghiệm. Trong ống này có chứa một chất là EDTA giúp chống đông máu trong quá trình xét nghiệm. Tiếp theo, ống nghiệm được đưa tới phòng phân tích nhằm xác định số lượng tế bào máu, bao gồm hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC) và tiểu cầu (PLT), ngoài ra còn giúp kiểm tra kích thước, tính chất và các thay đổi của tế bào máu.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bao gồm 32 loại chỉ số
Tác dụng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu đó là:
-
Giúp kiểm tra xem người bệnh có đang mắc phải bệnh lý nào không, ví dụ như: bệnh thiếu máu, bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu, nhiễm trùng máu,...;
-
Giúp tìm hiểu nguyên nhân gây ra các biểu hiện như bầm tím dưới da, sốt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược hoặc sụt cân;
-
Kiểm tra lượng máu bị mất khi bệnh nhân bị chảy nhiều máu, đồng thời xem xét xem điều này có gây ảnh hưởng gì đến số lượng tế bào máu hoặc có thay đổi bất thường nào không;
-
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu còn có tác dụng hỗ trợ sàng lọc, kiểm tra trước khi thực hiện phẫu thuật;
-
Kiểm tra mức độ phản ứng của bệnh nhân trước các loại thuốc đang dùng để điều trị hoặc xạ trị.
2. Xét nghiệm máu tổng quát quan trọng như thế nào?
Tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm quan trọng trong việc xác định những yếu tố sau:
2.1. Dòng bạch cầu
Thông qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, chúng ta có thể xác định được số lượng tế bào bạch cầu có trong máu một cách chính xác. Dựa vào kết quả sẽ giúp kiểm tra 2 vấn đề sau:
-
Số lượng bạch cầu gia tăng: tăng bạch cầu được phân thành các loại như tăng bạch cầu đoạn trung tính, tăng bạch cầu ưa axit hoặc ưa kiềm,...;
-
Số lượng bạch cầu suy giảm: phụ thuộc vào loại bạch cầu đang bị suy giảm là gì mà sẽ quyết định tên gọi khác nhau, ví dụ như giảm bạch cầu lympho, giảm loại bạch cầu ưa axit, giảm bạch cầu đoạn trung tính,...
Số lượng tế bào bạch cầu gia tăng đột biến trong máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như khi bệnh nhân bị nhiễm độc kim loại nặng (là nguyên nhân khiến tế bào bạch cầu đoạn trung tính gia tăng), hay bị dị ứng, bị nhiễm ký sinh trùng (gây tăng bạch cầu ưa axit), hoặc bị ung thư máu,...
2.2. Dòng hồng cầu
Để kiểm tra xem người bệnh có đang mắc bệnh thiếu máu hay không thì bác sĩ cần phải kiểm tra hàm lượng huyết sắc tố hemoglobin trong xét nghiệm máu. Để phân loại tình trạng thiếu máu, cần dựa trên thể tích hồng cầu MCV, cụ thể là:
-
MCV giảm khi người bệnh bị nhiễm độc chì, thiếu sắt, mắc hội chứng Thalassemia hoặc bị thiếu máu mạn tính,...;
-
MCV tăng đối với những trường hợp thiếu hụt vitamin BB12, axit folic hoặc hiện tượng này cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân nghiện rượu, gặp các vấn đề về gan, xơ hóa tủy xương,...
Thường thì hàm lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu MCH và MCHC sẽ là căn cứ giúp phân loại, chẩn đoán bệnh nhân đó có nguy cơ thiếu máu bình sắc hay nhược sắc. Nếu người bệnh bị thiếu sắt, thiếu máu vì mắc hội chứng Thalassemia thì sẽ làm giảm nồng độ MCH và MCHC.
Thông qua xét nghiệm sẽ giúp kiểm tra được tình trạng sức khỏe và phát hiện bệnh lý của cơ thể
Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim, bệnh về phổi, mất nước hay đang bị sốt cao cũng có thể thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để kiểm tra xem tỷ lệ số lượng hồng cầu trong máu đang là bao nhiêu.
2.3. Dòng tiểu cầu
Dựa trên kết quả nhận được sau khi làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, bác sĩ sẽ kiểm tra được số lượng tế bào tiểu cầu đang có trong máu của bệnh nhân, từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải:
-
Tế bào tiểu cầu gia tăng về số lượng: rất có thể đây là hệ quả của hậu phẫu thuật cắt lách, tình trạng tiểu cầu gia tăng tự phát, hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh lý tủy xương gây tắc nghẽn mạch máu;
-
Tế bào tiểu cầu suy giảm về số lượng: tình trạng này có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý khiến tiểu cầu trong máu của bệnh nhân bị phá hủy và gián đoạn quá trình sản xuất. Nếu bệnh nhân bị suy giảm số lượng tiểu cầu thì có thể là đang bị xuất huyết với dấu hiệu điển hình là bầm tím tại nhiều vùng da trên cơ thể.
3. Các lưu ý khác về xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Kết quả xét nghiệm thường sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
-
Bệnh nhân dùng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm;
-
Vỡ hồng cầu trong máu, máu bị đông thành dây;
-
Khoảng thời gian giữa thời điểm lấy mẫu máu đến khi làm xét nghiệm quá lâu;
-
Lấy quá ít máu không đủ để làm xét nghiệm hoặc dùng sai tỷ lệ/sai chủng loại chất chống đông;
-
Mẫu máu bị ảnh hưởng bởi điều kiện bảo quản (môi trường, nhiệt độ xung quanh);
-
Trước khi làm xét nghiệm thao tác lắc mẫu không đều;
-
Máy có thể đếm nhầm do nhầm lẫn mảnh vỡ của hồng cầu với tiểu cầu, hoặc khi các tế bào máu có kích thước bất thường;
-
Máu bị lẫn bụi bẩn hoặc lẫn hóa chất chứa trong ống nghiệm.
Nhìn chung nếu chỉ dựa trên kết quả của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu thì sẽ không đủ dữ kiện để kết luận chính xác bệnh lý mà người bệnh có thể đang gặp phải. Vì vậy bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm khác bổ sung như:
-
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu;
-
Xét nghiệm sinh hóa thường quy: định lượng creatinin và ure máu, định lượng glucose trong máu, định lượng triglycerid và cholesterol trong máu, kiểm tra men gan (ALT, AST, GGT);
-
Xét nghiệm yếu tố đông máu.
Người bệnh cần tuân thủ những lưu ý do bác sĩ hướng dẫn trước khi xét nghiệm máu
Như vậy có thể nói hình thức xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có tác dụng đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh một cách toàn diện, đặc biệt hiệu quả với những người đang mắc các bệnh về máu như thiếu máu hay nhiễm trùng máu, ung thư máu,...
Tuy nhiên mọi người nên tiến hành kiểm tra tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả nhận được có độ chính xác cao. Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được cơ sở để làm xét nghiệm, hãy đăng ký dịch vụ này của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Nếu bạn chưa bố trí được lịch khám và xét nghiệm trực tiếp tại viện thì có thể đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà do MEDLATEC cung cấp. Chỉ cần gọi trực tiếp đến hotline 1900 56 56 56 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY tổng đài viên sẽ xác nhận đặt lịch giúp bạn và nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ đến tận địa chỉ mà bạn đăng ký để tiến hành lấy mẫu theo đúng quy trình. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn, hướng dẫn điều trị hoặc chỉ định thêm các xét nghiệm khác trong trường hợp cần thiết.
MEDLATEC sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và Trung tâm Xét nghiệm được công nhận 2 chứng chỉ song hành là ISO 15189:2012 và CAP, cùng với đó là hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp khách hàng chẩn đoán và tư vấn điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để lắng nghe tư vấn và đăng ký khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!